Du lịch Hàn Quốc

Cung cấp các chương trình du lịch Hàn Quốc giá tốt nhất

Tour du lịch Hàn Quốc giá rẻ

Hanoi Tourism JSC cung cấp các tour du lịch Hàn Quốc 6 ngày 5 đêm, du lịch Hàn Quốc 5 ngày 4 đêm với giá cực hấp dẫn.

Tour Du lịch Nhật Bản giá rẻ

Du lịch tới Nhật Bản với những địa danh nổi tiếng như Tokyo, núi Phú Sĩ...

Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014

Những ngày lễ và lễ hội lớn ở Hàn Quốc

Trong một vài năm trở lại đây, du lich Han Quoc đang là một điểm đến hấp dẫn đối với nhiều người. Không chỉ đối với những du học sinh, sinh viên quốc tế lựa chọn du học Hàn Quốc, mà còn đối với khách du lịch và những ai muốn khám phá quốc gia tươi đẹp này.

1. Các ngày quốc lễ
1/1: Năm mới - Seol: Đây là ngày đầu tiên trong năm theo âm lịch và là ngày nghỉ đối với cả nước. Một ngày trước và một ngày sau ngày này cũng là ngày nghỉ.
1/3: Ngày độc lập: Ngày này đánh dấu các phong trào giành độc lập trên quy mô rộng lớn đòi tự do từ ách thực dân Nhật năm 1919.
5/4: Tết trồng cây: Ngày cả nước trồng cây xanh.
5/5: Tết thiếu nhi: Ngày có nhiều hình thức vui chơi cho trẻ em.
Lễ Phật Đản: Ngày 8/4 âm lịch. Các nghi lễ trang nghiêm được tổ chức tại các đền chùa Phật giáo. Đỉnh cao của các hoạt động lễ hội trong ngày này là lễ rước đèn lồng ở trung tâm Seoul.
6/6: Lễ tưởng niệm. Cả nước viếng hồn các liệt sĩ đã hy sinh trong chiến tranh bảo vệ đất nước. Lễ tưởng niệm được tổ chức ở Nghĩa trang Quốc gia.
17/7: Ngày lập pháp. Ngày kỷ niệm sự công bố chính thức hiến pháp của Đại Hàn Dân Quốc năm 1948.
15/8: Ngày giải phóng. Vào ngày này năm 1945, Hàn Quốc được giải phóng khỏi ách thống trị kéo dài 35 năm của thực dân Nhật. Ngày này cũng đánh dấu sự thiết lập Chính phủ Hàn Quốc năm 1948.
Chuseok: Ngày 15/8 âm lịch. Các gia đình tổ chức các nghi thức kỷ niệm tại nhà hoặc đi thăm mộ gia tiên. Họ cùng ngắm trăng tròn và cầu mong những điều tốt đẹp.
3/10: Ngày Quốc khánh. Ngày thành lập nhà nước do Dangun lập nên, năm 2333 TCN.
25/12: Lễ Giáng Sinh. Cả các tín đồ theo đạo và người không theo đạo Cơ đốc đều kỷ niệm ngày này, giống như ở các nước phưong Tây.

2. Tổng quan về những lễ hội lớn Hàn Quốc
Nếu như trước đây, lễ hội chỉ đơn giản là quãng thời gian tiến hành những lễ nghi tôn giáo của người dân Hàn Quốc, theo thời gian, ý nghĩa của lễ hội không bị bó hẹp trong những điều đó. Rất nhiều lễ hội đã được tổ chức, như lễ hội lễ tạ ơn Trời đã cho vụ mùa bội thu, yeonggo (múa trống gọi hồn) của Buyeo, dongsaeng (nghi lễ cúng tổ tiên) của Goguryeo, và mucheon (thiên vũ) của Dongye.


Trong số ít ngày lễ vẫn được kỷ niệm tưng bừng ngày nay như lễ Seoul - ngày đầu tiên của năm lịch âm (thường rơi vào cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2 lịch dương). Đây là dịp để mọi thành viên trong gia đình đoàn tụ. Mọi người đều mặc áo truyền thống hanbok hoặc chọn cho mình những bộ quần áo đẹp nhất. Cả nhà cùng làm lễ cúng tổ tiên. Sau nghi lễ này, những người ít tuổi trong gia đình sẽ cúi lạy những người lớn tuổi trong gia đình.

Một ngày lễ lớn khác trong năm là Daeboreum, ngày trăng tròn đầu tiên trong năm sau năm mới. Vào ngày này, nông dân và ngư dân thường cầu nguyện cho một mùa trồng trọt và một vụ cá bội thu. Các gia đình cầu mong một năm làm ăn phát đạt, tránh được mọi điều rủi ro, xui xẻo bằng cách chuẩn bị các món ăn Hàn Quốc đặc biệt từ các loại rau xanh có trong mùa, như kim chi chẳng hạn.
Vào dịp lễ Dano (Tết Đoan Ngọ), ngày 5/5 âm lịch, nông dân nghỉ công việc đồng áng cả ngày để tham gia lễ hội đánh dấu việc gieo trồng đã hoàn thành. Phụ nữ gội đầu bằng loại nước thơm đặc biệt đun từ lá mống mắt với hy vọng sẽ tránh khỏi mọi điều không may mắn. Dano từng được coi là ngày lễ lớn, nhưng nay chỉ còn được duy trì theo nghi thức truyền thống ở một số ít nơi.
Chuseok (tết rằm trung thu Hàn Quốc) - ngày trăng tròn nhất trong năm rơi vào ngày 15/8 âm lịch - có lẽ là ngày lễ được người Hàn Quốc ngày nay tham gia đông đủ nhất.

Lễ hội Daeboreum

Trong số những ngày lễ còn tồn tại đến ngày nay có lễ Phật Đản, rơi vào ngày 8/4 âm lịch. Vào ngày Phật Đản, một nhóm đông Phật tử diễu hành qua trung tâm Seoul. Các đường phố lớn hôm đó cũng được trang hoàng với những chiếc đèn Phật giáo hình hoa sen.

Lề hội Phật Đản Hàn Quốc

Có một số ngày lễ dành cho gia đình cũng có ý nghĩa quan trọng đối với người Hàn Quốc và người ta thường cử hành bằng cách tổ chức tiệc tùng và các trò vui chơi. Đó là ngày baegil (kỷ niệm 100 ngày kể từ ngày em bé ra đời), dol (kỷ niệm sinh nhật đầu tiên của bé), hoegap hay hwangap (sinh nhật lần thứ 60) - được coi là lễ kỷ niệm tròn một vòng quay 60 năm trong đời một con người theo quan niệm Hoàng đạo Phương đông. Những ngày đặc biệt này thường được tổ chức náo nhiệt, đặc biệt khi tỷ lệ tử vong sơ sinh cao và tuổi thọ con người còn thấp.
Những dịp như vậy từng được tổ chức như một ngày hội, trong đó có sự góp mặt của cả những người họ hàng xa. Ngày nay chỉ có thành viên trong gia đình tham gia các dịp này. Đối với lễ hoegap, ngày càng có nhiều người đi du lịch nước ngoài thay cho làm lễ kỷ niệm tại nhà.
Nguồn: duhochanquoc.net

Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

Mùa hoa nở rộ trên đảo Jeju của Hàn Quốc

Jeju là một hòn đảo xinh đẹp nằm ở phía Nam của Hàn Quốc được mệnh danh là 'vương quốc' của hoa. Đảo Jeju đón mùa xuân sớm hơn bít tất mọi miền.
Bất cứ ai đã một lần đi du lịch Hàn Quốc và có dịp ngắm hoa anh đào tháng 4 ở tổ quốc này đều phải xác nhận Jeju là vương quốc của hoa anh đào, là nơi anh đào nở rộ, với những cánh hoa lớn và đẹp lung linh nhất. Lễ hội hoa anh đào Jeju diễn ra từ 4-8 tháng 4 hàng năm cuộn cả triệu lượt khách du lịch về với hòn đảo đẹp này.
Loài hoa này chỉ nở rộ trong 2 đến 3 ngày với tâm điểm là con đường anh đào nơi khách du lịch có thể vừa ngắm hoa vừa tận hưởng những giai điệu âm nhạc lãng mạn.

Một lễ hội khác không kém phần rỡ ràng diễn ra cùng thời khắc với Lễ hội hoa anh đào là Lễ hội hoa cải, nơi suy tôn vẻ đẹp của loài hoa “yuchae”, hay hoa cải vàng.








Con đường Anh đào siêu lãng mạn




Anh đào đua nở tại Lễ hội hoa Anh đào đảo Jeju
>>> Đăng ký: Du lich Han Quoc gia re
                                                                   
                                                                                                                                     Nguồn: Tổng hợp

Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014

Biển Busan ở đất nước Hàn Quốc

Nhắc tới Tour du lịch Hàn Quốc ta thường nghĩ ngay đến những danh lam thắng cảnh nổi tiếng tại Seoul, du khách còn được tới thăm đảo Cheju - điểm hẹn tình yêu, đảo Nami làm du khách mê hồn.

Nhưng chúng ta không thể không nhắc tới địa danh bãi biển Busan một nơi diễm lệ xứng danh “thiên đường du lịch” nổi tiếng với các bờ biển, suối nước nóng và các khu bảo tồn tự nhiên ở thành phố lớn thứ hai của đất nước Hàn Quốc xinh đẹp này. Là một trong những địa điểm lý tưởng để đi Du lịch Hàn Quốc giá rẻ

Những bãi tắm biển tại thành phố Busan giờ đây không chỉ đơn thuần là không gian tắm biển, các trò chơi dưới nước mà đang dần trở thành khu trung tâm văn hóa nghệ thuật, giải trí của các tầng lớp du lịch.


Busan được thiên nhiên ưu đãi cho một vẻ mặt hết sức xinh đẹp


Số lượng mở cửa đón khách ngày càng tăng lên theo con số thống kê của ngành du lịch


Busan biển về đêm


Du khách tới nghỉ dưỡng tại các bãi biển

Thành phố Busan nổi tiếng với các bãi biển như: biển Haeundae, biển Gwangalli, biển Songdo, biển Songjeong, Công viên thủy sinh Pusan: Khu tiện nghi tiên tiến này là một trong những công viên thủy sinh hàng đầu Hàn Quốc. Đây là một trong những khu vực nổi tiếng nhất, đến đây, chắc chắn du khách cũng sẽ tận hưởng trải nghiệm đặc biệt.

Ngoài ra, bạn có thể khám phá chợ cá – đặc sản của vùng biển Busan với hàng ngàn loại cá biển lạ mắt tươi ngon được đánh bắt về tiêu thụ trong vùng. Chợ cá Jagalchi là chợ hải sản lớn, đại diện cho Pusan nổi tiếng khắp trong cả nước.


Busan địa danh du lịch nổi tiếng mà bất cứ du khách nào đến đây cũng không thể bỏ qua.


Thời điểm tuyệt vời nhất để đến Busan là mùa thu và mùa hè


Khám phá nền văn hóa cổ truyền của đất nước Hàn Quốc


Dịch vụ tại các khách sạn đáp ứng sự hài lòng của khách du lịch

Không chỉ vậy, đến với Busan, du khách còn có thể thưởng ngoạn những tiết mục ca múa nhạc đặc sắc, mang đậm chất văn hoá nghệ thuật cổ truyền của người dân Hàn Quốc khiến thời gian trải nghiệm ở đây càng thêm thú vị.

Tăng thời gian mở cửa đón khách, cùng với kế hoạch biến các bãi biển thành sân khấu văn hoá nghệ thuật, thành phố Busan đang trở thành điểm du lịch thu hút đông đảo khách tham quan trong mùa hè năm nay.


Bãi tắm Busan là lựa chọn yêu thích của gia đình bạn trong hè này.


Các loại hình dịch vụ đáp ứng quan sát trọn vẹn tầm nhìn thành phố Busan


Thành phố cảng Busan mang vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng


Khí hậu mát mẻ, thu hút sự chú ý của khách du lịch tới đảo
>>> Tour du lịch Hàn Quốc giá rẻ tại Hà Nội: Tour du lịch Hàn Quốc 6 ngày 5 đêmTour du lịch Hàn Quốc 5 ngày 4 đêm
Nguồn: Hiệp Vũ (24h.com.vn)

Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

Di sản văn hóa thế giới: Cung điện Changdeok của đất nước Hàn Quốc

1. Lịch sử cung điện Changdeok

Được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1997, Changdeok đã thu hút một lượng lớn du khách quốc tế đến tham quan mỗi năm. Cung điện Changdeok được xây dựng và hoàn thành từ năm 1405 – 1412. Công trình này đã được ghi vào danh sách Địa danh lịch sử số 122 với tổng diện tích lên đến 580.000 mét vuông. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, nhất là vào thời gian Nhật Bản xâm lược đất nước Hàn Quốc, cung điện Changdeok đã bị tàn phá nên được trùng tu và sửa chữa lại nhiều lần. Ngày nay, cung điện quan trọng thuộc triều đại Joseon này vẫn còn giữ lại khoảng 30% nét kiến trúc cổ độc đáo vốn có của nó.
>>> Đăng ký tour du lịch Hàn Quốc giá rẻ, chi phí trọn gói, dịch vụ chu đáo và chất lượng: Tour du lịch Hàn Quốc 5 ngày 4 đêm
Cấu trúc cung điện Changdeok

Cấu trúc chính của cung điện Changdeok bao gồm cửa Donhwamun, cầu xây bằng đá granite Geumchongyo, nơi tổ chức các nghi lễ quốc gia Injeongjeon, khu Seonjeongjeon được sử dụng cho những sự kiện quốc gia (đã bị phá hủy vài lần, một số phần đã bị Tây hóa trong thời kỳ Nhật chiếm đóng, phần còn lại hiện nay mang đậm phong cách Triều Tiên và Tây phương).

Bao quanh cung điện là những bức tường đá dày, bên trong cấu trúc cung điện gồm cửa Donhwamun, cầu đá granite Geumchongya, nơi tổ chức các nghi lễ quốc gia Injeongjeon, khu tổ chức những sự kiện quốc gia Seonjeongjeon, Daejojeon được coi là hậu cung nơi hoàng hậu ở và cũng là nơi ngủ của vua ngoài ra còn là khu dạy học cho các hoàng tử, cùng rất nhiều khu vườn được thiết kế hòa hợp với môi trường và bài trí của các tòa nhà.


Cung điện Changdeok cũng thể hiện được sự riêng tư của hoàng cung khi nơi đây có rất ít cổng vào Với lối kiến trúc truyền thống đặc trưng cho phong cách cung điện châu á. Cung điện được làm từ gỗ và mái ngói màu tối, tường thành bằng đá.

Phía trong cung điện Changdeok được trưng bày nhiều đồ cổ, tượng điêu khắc có giá trị… , đó là những tư liệu quý báu để khách du lịch có thể tìm hiểu về nét độc đáo của văn hóa Hàn Quốc và cuộc sống hoàng cung thời bấy giờ. Với khuôn viên rộng và đẹp, thơ mộng, bên trong có hồ nước trong xanh những hàng cây đủ màu sắc đủ chủng loại, khách du lịch đến cung điện Changdeok có thể đi dạo quanh khuôn viên nơi đây và cảm nhận không khí trong sạch xinh đẹp của khu vườn, nơi đất trời tự nhiên hòa hợp.
Nguồn: Sưu tầm Internet

Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

Một số phương tiện đi lại ở Hàn Quốc

Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu tới quý khách Một số phương tiện đi lại ở Hàn Quốc để quý khách có được nhiều kiến thức hơn trước khi đi du lịch Hàn Quốc.

Máy bay Hàn Quốc

Hàn Quốc có 7 sân bay quốc tế: Busan (sân bay Kimhae), Cheongju, Daegu, Jeju, Muan, Seoul (sân bay Kimpo và sân bay quốc tế Incheon). Sân bay quốc tế Incheon nằm cách Trung tâm Seoul khoảng 1 giờ xe ô tô về phía Tây. Sân bay này có tất cả các chuyến bay quốc tế chính trong khi sân bay Kimhae của Busan và sân bay Jeju có một số chuyến bay đến các nước lân cận như Nhật Bản hay Trung Quốc.
  
Korean Air và Asiana là hai hãng hàng không chính ở Hàn Quốc. Từ Việt Nam, có thể dễ dàng đến du lịch Hàn Quốc bằng cả máy bay của Korean Air hay Vietnam Airlines, thông thường khởi hành từ sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM sau đó quá cảnh ở Bangkok – Thái Lan rồi bay thẳng sang sân bay quốc tế Incheon – Hàn Quốc.

Xe lửa Hàn Quốc

Đi từ Bắc Hàn hay bất cứ nơi đâu ở châu Á đến Hàn Quốc bằng xe lửa vẫn còn là điều bất khả thi. Tuy nhiên chỉ có dịch vụ xe lửa từ Nhật chạy tuyến Busan – Fukuoka là tồn tại.

Hãng xe lửa quốc gia Korail kết nối nhiều thành phố lớn ở Hàn Quốc. Xe lửa hiện nay an toàn, nhanh và giá cả cũng dễ chấp nhận hơn trước. Vấn đề chính là các tuyến xe vẫn còn hạn chế, đặc biệt ở các vùng hẻo lánh.

KR Pass là thẻ đi xe lửa phát hành từ năm 2005 cho khách du lịch Hàn Quốc hay người nước ngoài sống tại Hàn Quốc, cho phép đi không hạn chế trong một thời gian nhất định trên bất cứ chuyến xe lửa nào của Korail, trong đó có cả việc đặt chỗ trước miễn phí.

Tàu Biển Hàn Quốc

Nhà ga hành khách quốc tế cảng Busan là cảng biển lớn nhất Hàn Quốc và có nhiều chuyến phà đến/đi Nhật Bản. Nhà ga phà quốc tế Incheon vận hành nhiều chuyến phà đến các thành phố ở Trung Quốc như Quý Hải, Thanh Đảo, Đan Đông, Thiên Tân. Hàng tuần cũng có tàu khởi hành từ Sokcho – Gangwondo đến Vladivostok do Công ty Phà Dong Chun vận hành.

Cảng chính là Incheon, Mokpo, Pohang và Busan. Những địa điểm nổi tiếng có thể đến bằng tàu là Jejudo và Ulleungdo.

Xe buýt ở Hàn Quốc:

Xe buýt vẫn là phương tiện giao thông chính của Hàn Quốc, kết nối mọi thành phố và thị trấn. Xe buýt nhanh chóng, đúng giờ và nhanh nhưng đôi khi nguy hiểm nên bạn nhớ cài dây an toàn lại. Xe buýt tốc hành đi những tuyến đường dài khá nhanh nhưng xe buýt nội thành lại đi nhiều nơi hơn.

Taxi

Taxi ở Hàn Quốc rất đa dạng, sạch sẽ, an toàn và giá cả phải chăng. Các điểm đón taxi có ở hầu hết các thành phố đông đúc và bạn cũng có thể vẫy taxi ngay trên đường. Bạn cũng có thể gọi taxi qua điện thoại, loại hình này đắt hơn taxi thông thường.Có bốn loại xe taxi ở Seoul: taxi thường, taxi hạng sang, taxi nhãn hiệu và Taxi tải.

Taxi sang trọng: là màu đen và màu vàng, điện thoại: (02) 3431 5100 hoặc 558 8000. Taxi nhãn hiệu “Kind Call Taxi”  (điện thoại: (02) 1588 3382) và KT Powertel (ĐT: (02) 1588 0082)  có trang bị các máy thông dịch, máy in hóa đơn, và một thiết bị kiểm tra dữ liệu đầu cuối không dây với hệ thống định vị xe tự động.

Taxi tải: đây là loại taxi 8 chỗ có thông dịch qua điện thoại, có thiết bị in hoá đơn và thiết bị thanh toán bằng thẻ tín dụng, giá vé tương đương với taxi hạng sang, tiện lợi cho hành khách mang hành lý nhiều và cồng kềnh. ĐT: (02) 888 2000

Xe đạp Hàn Quốc

Tuyến đường xe đạp  dọc theo kênh rạch và sông chảy qua Seoul, người đi xe đạp vào trung tâm thành phố, và cũng có những con đường mòn xe đạp dễ dàng đạt đến ngọn đồi xung quanh núi

Nguồn: Sưu tầm Dulichvietnam.com.vn

Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

Những món ăn ngon ở Hàn Quốc

Kim chi cay chua, thịt bò nướng thơm nức và canh gà nhân sâm đặm đà là những món ăn quyến rũ du khách.
Ẩm thực Hàn Quốc có đặc thù ít calories, chính yếu được hấp hoặc lên men để giữ nguyên thành phần. Tùy từng vùng mà có những đặc sản riêng, hấp dẫn du khách. Nếu có dịp ghé thăm thủ đô Seoul, bạn hãy nếm thử một số món ăn ngon dưới đây.

Sườn bò glabi

Chỉ với một chiếc vỉ sắt đặt trên bếp lửa cùng những miếng sườn đã tẩm ướp sẵn, vậy là đã đủ đầy cho món glabi. Đây là món ăn quen thuộc trong ẩm thực của người Seoul nói riêng và Hàn Quốc nói chung. Nguyên liệu của glabi thường là thịt sườn bò hoặc lợn, gà tẩm xì dầu. Tuy nhiên, người dân nơi đây thường sử dụng sườn bò hơn cả.

Canh gà nhân sâm samyetang

Canh gà nhân sâm là món ăn biến thể từ món súp nấu từ thịt gà nguyên con và nhân sâm. Món ăn này được biết đến từ năm 1920. Người Hàn Quốc coi canh gà nhân sâm là món ăn bổ dưỡng đặc biệt vào những ngày hè nóng nực.

Gà sau khi làm sạch được nhồi gạo nếp, hạt dẻ, táo tàu và bạch quả sau đó cho vào hầm trong nước có thả gừng, củ cải, cam thảo, hoành kỳ và nhân sâm. Tùy từng vùng mà các nguyên liệu gia giảm vào nước dùng lại khác nhau. Món ăn đạt chuẩn phải có hương vị nhẹ nhàng và hương thơm tự nhiên từ các loại thảo dược.

Kim chi

Bạn có thể tìm thấy kim chi được chế biến sẵn khắp nơi tại Seoul. Thậm chí món ăn này còn là sản phẩm được xuất khẩu tới nhiều quốc gia trên thế giới. 

Về cơ bản, kim chi được chế biến từ các loại rau củ được lên men với muối, ớt bột, gừng... Tùy từng vùng, từng gia đình mà món ăn này lại có những biến tấu khác nhau. Có hơn 200 loại kim chi khác nhau nhưng phổ biến nhất là kim chi củ cải và cải thảo.

Kim chi có vị chua, cay được ăn cùng cơm nóng hoặc chế biến thành các món khác như nấu canh, rán thành bánh... Người Hàn Quốc thường làm kim chi vào cuối mùa thu, khi thời tiết bắt đầu trở nên lạnh hơn. Khi đó phụ nữ thường tập trung vào giúp đỡ một nhà sau đó chuyển sang nhà khác và cứ thế lần lượt cho đến hết.

Thịt bò nướng bulgogi

Nếu là fan của các bộ phim Hàn Quốc thì bạn sẽ không còn lạ lẫm với món thịt bò nướng bulgogi - món ăn được chế biến từ thịt lưng của bò xắt lát mỏng hoặc các loại thịt bò xắt lát khác. Sau đó thịt sẽ được ướp với hỗn hợp gia vị gồm nước tương, đường, dầu mè, nấm nút trắng... Chính các loại gia vị đặc biệt này sẽ giúp thịt được mềm, thơm và ngọt hơn. Khi ăn, người Hàn Quốc sẽ  đặt lên vỉ nướng hoặc chiên trong chảo. Tiếng xèo xèo của mỡ cháy và hương thơm của thịt khiến nhiều người cảm thấy háo hức khi chờ đợi thưởng thức.

Cơm trộn bibimbap

Trong tiếng Hàn Quốc, "bap" có tức thị cơm. Đây là món ăn có cỗi nguồn từ Jeonju, tỉnh Jeolla. Một suất bibimbap gồm cơm trắng, các món phụ đi kèm như namul (rau củ đã qua chế biến), gochujang (tương tiêu ớt), trứng hoặc thịt bò. Trong đó các loại rau thường là dưa chuột thái nhỏ, cà rốt, rau bina, giá, trứng tráng qua hoặc rán chín với thịt đã ướp gia vị và xắt nhỏ.
Một suất cơm trộn là sự tổng hòa về màu sắc và khá ngăn nắp, gọn gàng. Chính bởi vậy, món ăn này còn được xem như sự hấp dẫn trong ẩm thực Hàn Quốc. Không chỉ vậy, bibimbap còn được phục vụ trên các chuyến bay của nước này.

Nguồn: Diệu Huyền (theo Business Travelers Guide)



Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

Đất nước Hàn Quốc lung linh trong lễ hội đèn lồng

Một trong những lễ hội đèn lồng hoành tráng nhất từ trước tới nay được tổ chức tại thủ đô Seoul với 27.000 chiếc đèn lồng lung linh rực rỡ...
Có tới hơn 27.000 chiếc đèn lồng lung linh rực rỡ đã thắp sáng thủ đô Seoul, Hàn Quốc trong Lễ hội đèn lồng 2010 được tổ chức con suối nhân tạo thơ mộng ở khu vực Cheong-gye-cheon, Seoul.

Lễ hội lần đầu tiên được tổ chức vào năm ngoái, những chiếc đèn lồng đa dạng hình thù, màu sắc đã mang đến hình ảnh đặc trưng của nhiều nước trên thế giới.

Và năm nay lễ hội đèn lồng được tổ chức quy mô và hoành tráng hơn rất nhiều nhân sự kiện Hội nghị thượng đình G20 được tổ chức tại Seoul. Nó đã góp phần quảng bá Seoul với hình ảnh thành phố du lịch rực rỡ với tất cả bạn bè thế giới.

Chiếc cổng chào bằng đèn lồng mang tên "Hy Vọng"

Lễ hội đèn lồng Seoul khai mạc từ ngày 5/11 với hình ảnh cánh cổng đèn lồng cao 8 mét mang tên "Hy vọng" thắp sáng từ khu vực cầu Mojeon đến cầu Samil. Ngoài ra tại lễ hội còn tổ chức nhiều hoạt động ca nhạc sôi động với sự góp mặt của nhiều nghệ sỹ và nhóm nhạc nổi tiếng tại Hàn Quốc.

Sự thành công của lễ hội còn được làm nên bởi hình ảnh của hơn 2000 quốc kỳ cao 15m và rộng 3m của các quốc gia tham dự hội nghị G20 được trưng bày tại trung tâm thương mại Cheonggye Plaza và cây cầu Mojeon.
Nguồn: Tổng hợp

Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

Quà lưu niệm du lịch Hàn Quốc

Từ những cục đá thô, những người thợ đã chế tác nên hàng trăm hình dáng khác nhau tuyệt đẹp cho những món đồ lưu niệm.

Đến đảo Jeju, Hàn Quốc, không ai không biết đến nhân vật Harubang (ông nội), được coi là người bảo vệ cho làng và hòn đảo. Ở đâu cũng thấy tượng Harubang được tạo bởi nham thạch như Harubang đứng trước biển, trước cổng làng, tại các điểm du lịch…

Harubang cũng trở thành biểu tượng của đảo Jeju và được tạc thành các những món quà lưu niệm đáng yêu.
  
Quà lưu niệm Hàn Quốc Harubang
Những bộ tượng đáng yêu có mức giá từ 120.000 đến 200.000 đồng.
 Tại Jeju, bạn có thể gặp đá ở khắp mọi nơi. Những hàng rào, các ngôi nhà hay những bức tượng đều được làm từ đá. Bãi biển không có những có bờ cát mịn, chỉ có những dốc đá kỳ vĩ bao quanh đảo. Đá và gió là đặc sản của riêng Jeju.

Điều khiến nhiều du khách mê mẩn với Jeju ngoài cảnh quan thiên nhiên lãng mạn là quà lưu niệm. Các món quà làm bằng nham thạch với nhiều hình dáng tỉ mỉ. Giá của các mặt hàng khá cao nhưng tinh xảo và đẹp mắt.


Ở Jeju, bạn không được phép mang đá thô nhặt ở ngoài đường hay bãi biển mang về làm đồ lưu niệm. Đó là luật lệ được đặt ra để người dân Jeju bảo vệ ‘đặc sản’ của mình. Đá núi lửa là tài sản quốc gia của người Hàn Quốc nên bạn không được tự ý lấy nó và mang đi.

Những mẫu đá này sẽ bị tịch thu tại sân bay khi bạ rời khỏi đây. Nếu muốn mang đá về nhà, bạn chỉ có thể mua các bức tượng được làm bằng đá. Đó là những sản phẩm đã được chế tác và làm thành món quà lưu niệm có giá trị cao. Đó cũng là một cách tích cực để bảo vệ tài sản quốc gia và nâng cao giá trị của những món quà dân gian truyền thống.
 
Bộ tượng Xuân – Hạ – Thu – Đông.
 Nhưng tượng đá lớn nhỏ, những chiếc móc chìa khóa bé xinh, Harubang xù xì thô nhám… tất cả đều là những món quà thú vị có thể mang về sau hành trình khám phá hòn đảo thiên đường.
Nguồn: dulichhanquoc.travel

Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014

Tính cách con người Hàn Quốc

Bàn phăng tính cách mức người Hàn, đã có nhiều bài viết và sách của các tác giả nước ngoài và mực Hàn Quốc. Ở Hàn Quốc, đáng chú ý là các làm trình của Choi Ch’oe Sok (1976), Jun Tae Rim (1964), Kim Jae hun (1992), Ko Yong Buk (2001)…

Tính cách của người Hàn Quốc
Ch’oe Nam Son (1946) nêu ra “tam ưu tứ khuyết” (삼우사결 = 三優四缺).
Tam ưu là:
1) chủ nghĩa lạc quan;
2) tình yêu thuần khiết;
3) sự kiên trì, bền bỉ và dũng cảm.

Còn tứ khuyết là:
1) chủ nghĩa hình thức thái quá;
2) chủ nghĩa bảo thủ suy thoái;
3) thiếu sự đoàn kết, thống nhất, hay sự sắp xếp tổ chức;
4) thiếu chính xác, và có khuynh hướng chắp vá dàn xếp qua loa dễ dãi (Kim Jae Un 1992: 32-33).

Trên cơ sở tổng hợp các tài liệu xưa nay, Ko Yong Buk trong cuốn “Tính cách của người Hàn: bàn về sự cải cách” (고영복. 한국인의 성격 – 그 변혁을 위한 과제. 사회문화소) xuất bản năm 2001 đã liệt kê ra 23 ưu điểm và 22 nhược điểm. Còn Pak Young Sun trong cuốn “Luận Văn hoá Hàn Quốc ” (박영순. 한국문화론. 한국문화사) xuất bản năm 2002 (tr. 57-58, 68-69) thì nêu ra 28 đặc trưng tạo nên tính cách người Hàn.

Thực ra, văn hoá và tính cách của dân tộc luôn là một hệ thống, nó bị chi phối bởi những yếu tố khách quan và chủ quan thuộc môi trường tự nhiên và môi trường xã hội mà dân tộc đó tồn tại và trải qua. Theo chúng tôi, nguồn gốc của văn hoá Hàn chủ yếu được quy định bởi ba yếu tố.

Thứ nhất, xét về môi trường sống thì Korea ở vào một khu vực có khí hậu ôn đới với mùa đông lạnh giá, với địa hình tới 70% là núi đá, đất đai trồng trọt được rất ít và manh mún, trồng lúa nước được lại càng ít nữa, nói chung là một môi trường sống khắc nghiệt.
Thứ hai, xét về nguồn gốc dân tộc như một trong những nguồn gốc của tính cách thì tổ tiên người Hàn hiện đại là cư dân thuộc ngữ hệ Altai (cùng họ với các cư dân nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Mông Cổ, Tungus), ít nhiều mang trong mình chất du mục của dân săn bắn và chăn nuôi Siberia, nói chung là mang nhiều chất động hơn là tĩnh.
Thứ ba, xét về loại hình kinh tế chủ yếu thì bắt đầu từ thời kỳ đồ đồng (khoảng từ tk 8 đến tk 4 trCN), nghề nông nghiệp lúa nước vốn bắt nguồn từ khu vực Đông Nam Á cổ đại phía nam sông Dương Tử qua cư dân Hoa Hạ ở lưu vực sông Hoàng Hà đã thâm nhập vào bán đảo Korea và từ đó trở thành loại hình kinh tế chủ yếu trong suốt trường kỳ lịch sử Korea.

Yếu tố thứ ba (loại hình kinh tế nông nghiệp lúa nước) là nguồn gốc của những đặc trưng âm tính trong tính cách người Hàn, còn hai yếu tố đầu là nguồn gốc của những đặc trưng dương tính. Tất cả tạo nên một hệ thống với bảy đặc trưng điển hình.

(1) Lối sống trọng tình (jong = 정 = 情),
(2) Khả năng linh cảm cao (nunch’i = 눈치)
(3) Tính trọng thể diện (ch’ae-myon = 체면 = 體面).
(4) Chủ nghĩa gia đình và tính tôn ti.
(5) Tính nuốt “hận” (han = 한 = 恨)
(6) Tính nước đôi vừa âm tính vừa dương tính
(7) Lối làm việc cần cù và khẩn trương.

Mọi ưu điểm và nhược điểm khác trong tính cách Hàn đều chỉ là hệ quả của bảy đặc trưng này.
Trong ba nguồn gốc của tính cách dân tộc Korea thì tuy chỉ có một nguồn gốc thứ ba (nghề nông nghiệp lúa nước) thiên về âm tính, song nó có ảnh hưởng rất mạnh, tác động đến sự hình thành sáu trên bảy đặc trưng tính cách Korea. Như vậy, cấu trúc của tính cách dân tộc Korea là có âm có dương khá hài hoà.

Tính cách người Hàn Quốc so sánh với người Việt Nam

Xét về nguồn gốc tính cách thì người Việt và người Hàn có hai điểm khác nhau và một điểm giống nhau.

Xét về môi trường sống như một nguồn gốc của tính cách thì hai dân tộc khác sống trong những môi trường hẳn nhau. Trong khi Korea sống trong môi trường sống khắc nghiệt với khí hậu ôn đới lạnh giá và địa hình núi đá, thì Việt Nam ở vào khu vực có môi trường sống thuận tiện, với khí hậu nhiệt đới nóng ấm và địa hình sông nước, có đất đai trồng trọt nhiều và trồng được quanh năm.
Xét về nguồn gốc của dân tộc như một nguồn gốc khác của tính cách thì người Việt và người Hàn lại càng khác nhau. Trong khi tổ tiên người Hàn hiện đại là cư dân mang trong mình chất động của dân săn bắn và chăn nuôi Siberia thuộc ngữ hệ Altai, thì tổ tiên người Việt lại mang nhiều chất tĩnh của cư dân thuộc ngữ hệ Nam Á, ngay từ đầu đã sống chủ yếu bằng hái lượm và sớm chuyển sang nông nghiệp, rồi nông nghiệp lúa nước.
Cuối cùng, xét về loại hình kinh tế chủ yếu thì cả hai dân tộc đều có chung một nguồn gốc là sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp lúa nước. Xét rộng ra về mặt văn hoá thì trong lịch sử, hai dân tộc còn có một điểm chung quan trọng là cùng nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của văn hoá Trung Hoa, nhưng điểm chung này xuất hiện muộn nhất nên hầu như không ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách dân tộc.

Như vậy, so sánh về nguồn gốc của tính cách hai dân tộc ta thấy bức tranh như sau:

Ở trên đã nói rằng trong ba nguồn gốc của tính cách dân tộc Hàn thì tuy chỉ có một nguồn gốc thứ ba (nghề nông nghiệp lúa nước) thiên về âm tính, song nó có ảnh hưởng rất mạnh, do vậy cấu trúc của tính cách dân tộc Korea là có âm có dương khá hài hoà. Trong khi đó thì cả ba nguồn gốc của tính cách dân tộc Việt Nam đều thiên về âm tính, do vậy, cấu trúc của tính cách dân tộc Việt Nam thiên hẳn về âm.
Sự đồng nhất và khác biệt về ba nguồn gốc nêu trên quy định sự đồng nhất và khác biệt về hệ thống các đặc trưng tính cách.
Do chỗ nguồn gốc thứ ba (nghề nông nghiệp lúa nước) là chung cho cả hai dân tộc nên dễ hiểu là ba đặc trưng tính cách đầu (lối sống trọng tình, khả năng linh cảm cao, tính trọng thể diện) của hai dân tộc là giống nhau (đương nhiên, sự giống nhau này chỉ là tương đối, trong cái giống nhau vẫn có sự khác biệt, song ở đây tạm thời chưa nói đến những sự khác biệt này).

Hệ thống tính cách của hai dân tộc Korea và Việt Nam có những nét tương đồng và dị biệt như sau:

Ảnh hưởng của tính cách tới sự phát triển đô thị ở Hàn Quốc

1. Chủ nghĩa gia đình và tính tôn ti với Tính cộng đồng làng xã và tính dân chủ

Gia đình là đơn vị tổ chức đặc trưng phổ biến ở mọi xã hội loài người. Tuy nhiên, ở mỗi loại hình văn hoá, mỗi nền văn hoá, vai trò của gia đình rất khác nhau. Trái ngược với xã hội phương Tây coi trọng vai trò của cá nhân, trong xã hội phương Đông nông nghiệp thì coi trọng gia đình. Riêng trong nền văn hoá Korea, gia đình không chỉ được coi trọng, mà hơn thế nữa, nó trở thành một nhân tố chi phối tổ chức xã hội, một thứ “chủ nghĩa” – chủ nghĩa gia đình. Chủ nghĩa gia đình (familism) là một đặc trưng văn hoá, một tính cách dân tộc với năm đặc điểm:

1) Gia đình, cùng với quốc gia, là những hình thái xã hội cơ bản, có vai trò quan trọng đặc biệt (từ nhà lên nước);
2) Cá nhân không thể độc lập tách rời khỏi gia đình;
3) Quan hệ giữa các thành viên gia đình được sắp xếp theo theo trật tự trên dưới rất rõ ràng, chặt chẽ, và nghiêm ngặt;
4) Gia đình có một truyền thống mà tất cả các thành viên gia đình qua các thế hệ đều quan tâm gìn giữ;
5) Cách tổ chức này không chỉ giới hạn trong phạm vi gia đình mà còn được nhân rộng ra toàn xã hội.

Đối chiếu với định nghĩa này thì Việt Nam có 3 đặc điểm sau mà thiếu đặc điểm đầu; văn hoá Việt Nam coi trọng làng hơn gia đình, do vậy mà có khái niệm “làng nước” (Trần Ngọc Thêm 2001: 200-201). Korea có cả 4 đặc điểm, văn hoá Trung Hoa và Korea coi trọng gia đình (nhà) hơn làng. Riêng đặc điểm số (3) thì thể hiện ở Korea là mạnh nhất, mạnh hơn cả Trung Hoa lẫn Việt Nam.

Bởi vậy mà ở Korea có thể nói đến chủ nghĩa gia đình là cái mà ở Việt Nam không có, còn ở Trung Hoa thì có nhưng không rõ nét bằng. Sở dĩ như vậy là vì nghề nông nghiệp lúa nước thì đòi hỏi tính cộng đồng cao ở một phạm vi rộng mới đủ sức chống hạn, chống lụt và làm cho kịp thời vụ, mà chất nông nghiệp lúa nước thì ở Việt Nam đậm nét hơn ở Bắc Trung Hoa và Korea. Trong khi đó thì địa hình núi đá ở Korea không tạo nên những cánh đồng lớn đòi hỏi tính cộng đồng cao, đồng thời nó buộc phải sống phân tán, không cho phép ở tập trung được theo ý mình, khiến cho vai trò của gia đình buộc phải lớn hơn làng xã. Đây chính là lý do tại sao Korea có chủ nghĩa gia đình, còn Việt Nam thì thay vào đó là tính cộng đồng làng xã.
Quan hệ chủ yếu trong gia đình là quan hệ tôn ti trên dưới theo thứ bậc và tuổi tác. Bởi vậy, một khi gia đình là đơn vị được coi trọng nhất trong xã hội Korea thì tính tôn ti gia đình mở rộng ra thành tính tôn ti xã hội. Ý thức coi trọng tôn ti của người Hàn mạnh đến mức họ rất thích xưng hô theo chức vụ, địa vị, kể cả những chức vụ rất thấp (giáo sư Kim, giám đốc Lee, đội trưởng Park, tổ trưởng Han…). Trong làng xã thì mọi người bình đẳng với nhau, cho nên chỉ có thể nhờ vả nhau chứ không sai bảo nhau được như trong gia đình; đây là lý do tại sao ở Việt Nam tính dân chủ tình cảm mạnh hơn tính tôn ty.

Ưu điểm của chủ nghĩa gia đình cùng tính tôn ti là tạo nên một xã hội gắn bó chặt chẽ và có trật tự. Chủ nghĩa gia đình cùng tính tôn ti kết hợp với sự tuân thủ nghiêm nhặt ý thức hệ Nho giáo là nguyên nhân của sự tôn trọng phép tắc lễ nghĩa thái quá trong xã hội Hàn. Người Hàn ý thức rằng chỉ có như thế thì trật tự xã hội mới được duy trì. Đây chính là nguyên tắc “chính danh” trong tổ chức xã hội mà Khổng Tử đã từng ca ngợi.

Đô thị là một hình thái tổ chức xã hội hoàn toàn khác hẳn nông thôn, nơi đây vừa đông người và mọi người thì không thể biết hết nhau, cho nên yêu cầu số một trong vận hành tổ chức đô thị là trật tự xã hội thể hiện dưới dạng hệ thống luật pháp phải được tuyệt đối tuân thủ. Mà yêu cầu này thì rõ ràng là người Hàn với chủ nghĩa gia đình và tính tôn ty có khả năng đáp ứng tốt hơn nhiều so với người Việt với tính cộng đồng làng xã và tính dân chủ tình cảm. Nhờ chủ nghĩa gia đình mà những tập đoàn tư bản Hàn Quốc (chaebol) có được sự tổ chức chặt chẽ. Nhờ tính tôn ty mà lịch sử Korea không bao giờ biết đến căn bệnh “trên bảo dưới không nghe” khá phổ biến trong xã hội Việt Nam quá khứ và hiện tại.

Do sự khác biệt tính cách này mà những công trình xây dựng của Hàn Quốc có chất lượng rất bảo đảm, trong khi ở những công trình xây dựng của Việt Nam thì bị “rút ruột” dẫn đến chất lượng công trình bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có khi chưa nghiệm thi mà đã hỏng.

2. Tính nuốt “hận” với Tính khoan dung

Môi trường sống khắc nghiệt ở Korea đã tạo nên những khó khăn và nỗi khổ chồng chất. Chất nông nghiệp lúa nước thì khiến cho người Hàn chấp nhận và cam chịu những nỗi khổ ấy như là số phận. Còn chất Siberia mạnh mẽ chảy âm ỉ trong huyết quản thì lại không cho phép bỏ qua. Thành ra những nỗi niềm mà không thể thổ lộ với người khác, không muốn cho người khác biết… đã chồng chất trong lòng và trở thành ‘hận’ (han = 한 = 恨). Hận là một nét đặc trưng tình cảm rất đặc thù của dân tộc Hàn. Với tính hướng nội, đặc điểm phổ biến của văn hoá Hàn là là tình trạng ôm hận, nuốt hận vào trong. Do nuốt hận, cho nên người Hàn rất khó có thể tha thứ được cho người Nhật những gì mà họ đã gây ra cho người Hàn trong cuộc chiến tranh Nhâm Thìn tk. 1592-1597 và trong 35 năm đô hộ 1910-1945.

Trong khi đó thì do có chất nông nghiệp lúa nước mạnh hơn Korea, nên người Việt rất dễ chấp nhận cái khác mình, “chín bỏ làm mười”, tạo nên tính khoan dung. Trong lịch sử chống xâm lăng, người Việt thường không chống đến cùng mà mỗi khi đã nắm giành được thế thắng thì lại hay chủ động cầu hoà để mở đường cho giặc rút lui trong danh dự. Sau chiến tranh thì dù là Trung Hoa hay Nhật, Pháp, Mỹ thì cũng đều khá dễ dàng gác lại quá khứ để nhìn về tương lai.
Tính nuốt hận có ưu điểm là tạo cho người Hàn một sức chịu đựng phi thường, giúp họ có ý chí và nghị lực để vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua nổi. Trong tiến trình công nghiệp hóa và đô thị hoá, do mang hận nên người Hàn luôn có ý thức không muốn chịu thua người Nhật trong bất kỳ lĩnh vực nào. Trong tổ chức xã hội, họ luôn đấu tranh không khoan nhượng với chủ nghĩa độc tài, với những hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội trong sinh hoạt đô thị và quản lý đô thị. Nhờ vậy, chỉ trong vòng mấy chục năm, người Hàn đã xây dựng được không chỉ những đô thị ngang tầm thế giới mà quan trọng hơn là còn xây dựng được một nếp sống đô thị kỷ cương, ngăn nắp, gọn gàng, lịch sự.
Trong khi đó thì người Việt, do tính khoan dung cho nên luôn dễ bỏ qua và không chống đến cùng, dẫn đến tình trạng “chung sống” với những hiện tượng tiêu cực trong sinh hoạt và quản lý đô thị như không chấp hành luật lệ giao thông, vứt rác và đi tiểu tiện bừa bãi, quản lý đô thị tuỳ tiện, thiếu kế hoạch…

3. Tính nước đôi của người Korea và người Việt

Đến Korea, người quan sát nước ngoài thường rất ngạc nhiên và có ấn tượng mạnh khi nhận thấy ở người Hàn một tính cách nước đôi đầy mâu thuẫn với những biểu hiện tương phản rõ rệt: hiền lành và mạnh mẽ, cộng đồng và cá nhân, bè phái và thống nhất, nhường nhịn và cạnh tranh, hoang phí và tằn tiện, điềm tĩnh và nóng nảy, tĩnh lặng và năng động, lười nhác và cần cù, lề mề và khẩn trương…
Người Việt cũng là một tộc người có tính cách nước đôi (Trần Ngọc Thêm 2001: 197, 278): vừa có tinh thần đoàn kết tương trợ lại vừa có óc tư hữu, ích kỷ; vừa có tính tập thể hòa đồng lại vừa có óc bè phái, địa phương; vừa có nếp sống dân chủ bình đẳng lại vừa có óc gia trưởng tôn ty; vừa có tinh thần tự lập lại vừa có sự thủ tiêu vai trò cá nhân; vừa có tính cần cù và nếp sống tự cấp tự túc lại vừa có thói dựa dẫm, ỷ lại; vừa rụt rè lại vừa thích giao tiếp…
Mới nhìn tưởng như tính nước đôi ở người Hàn và người Việt là giống nhau, nhưng thực ra là chúng khác nhau hoàn toàn. Tính nước đôi của người Hàn là tính nước đôi vừa âm tính vừa dương tính, còn trong tính nước đôi của người Việt thì chất dương tính rất yếu, nó vẫn nằm trọn trong hkuynh hướng thiên về âm tính.

Về nguồn gốc, tất cả những biểu hiện của tính nước đôi ở người Việt đều bắt nguồn từ hai đặc trưng gốc trái ngược nhau là tính cộng đồng và tính tự trị của làng xã. Tùy lúc tùy nơi mà mặt này hoặc mặt kia sẽ được phát huy: Khi đứng trước những khó khăn lớn, những nguy cơ đe dọa sự sống còn của cả cộng đồng thì cái nổi lên sẽ là tinh đoàn kết và tính tập thể; nhưng khi nguy cơ ấy qua rồi thì có thể là thói tư hữu và óc bè phái, địa phương lại nổi lên (Trần Ngọc Thêm 2001: 198). Trong giao tiếp, khi thấy mình đang đứng trong cộng đồng quen thuộc thì tính thích giao tiếp nổi lên, còn khi vượt ra khỏi cộng đồng, đứng trước người lạ, thì tính rụt rè sẽ lấn át (Trần Ngọc Thêm 2001: 278-79). Tính nước đôi của người Việt thường phát huy tác dụng tốt trong những hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, một mất một còn (điển hình là trong chiến tranh), còn trong xây dựng hoà bình, trong tiến trình công nghiệp hóa và đô thị hoá thì đáng tiếc là thường mặt trái của tính nước đôi này lại nổi trội.

Nguồn gốc tính nước đôi ở người Hàn phong phú và phức tạp hơn rất nhiều. Các nhà nghiên cứu từng đề cập đến bốn nguyên nhân là vị trí bán đảo, địa hình núi và đồng bằng, khí hậu hai mùa mưa và khô, lịch sử bị xâm lược và bị đè nén. Theo chúng tôi, còn có một nguyên nhân thứ năm, nhưng đây mới là nguyên nhân quan trọng nhất, nguyên nhân chủ yếu. Đó là mâu thuẫn giữa một bên là chất du mục Siberia và địa hình núi đá với bên kia là nền kinh tế nông nghiệp lúa nước. Kinh tế nông nghiệp lúa nước tạo nên một tính cách thiên về âm tính, trong khi đó thì chất du mục Siberia và địa hình núi đá lại tạo nên một tính cách thiên về dương tính. Chính mâu thuẫn này là cội nguồn của tính nước đôi vừa âm tính vừa dương tính trong tính cách của người Hàn, khác hẳn với tính nước đôi của người Việt là tính nước đôi mà các biểu hiện của nó đều vẫn nằm trọn vẹn trong khuynh hướng thiên về âm tính.
Những biểu hiện của tính nước đôi rất nhiều, ở đây chỉ nói đến một vài biểu hiện tiêu biểu có ảnh hưởng đến tiến trình phát triển đô thị.
Trước hết là cặp “nhường nhịn và cạnh tranh”. Người nông nghiệp do tính cách hiền lành, điềm tĩnh, lối sống trọng tình nên trong quan hệ thì đặc tính phổ biến là ưa nhường nhịn. Người Việt quan niệm “một sự nhịn là chín sự lành”, có chuyện gì thì cố gắng bỏ qua cho nhau “chín bỏ làm mười”, nếu không bỏ qua được thì cũng “đóng cửa bảo nhau”: chuyện to làm thành nhỏ, chuyện nhỏ thành không có gì. Lối ứng xử này phổ biến cả trong quan hệ giữa những người ngang hàng lẫn trong quan hệ trên-dưới. Trong văn hoá Korea, sự nhường nhịn chỉ phổ biến trong quan hệ trên-dưới, mà chủ yếu là người dưới nhường người trên. Trong quan hệ ngang bằng thì phổ biến là sự cạnh tranh – điều mà trong văn hoá Việt Nam hầu như không có. Richard Rut (1965) giải thích nguyên nhân của tính cạnh tranh cao này là vì người Hàn chịu ảnh hưởng nhiều của tư tưởng Nho giáo với tham vọng làm quan và định hướng địa vị cao (Kim Jae Un 1991: 165). Người Việt cũng chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, nhưng so với Korea thì vai trò của Nho giáo ở Việt Nam yếu hơn nhiều, trong khi tính nông nghiệp lúa nước ở Việt Nam lại mạnh hơn. Do vậy mà ở Việt Nam tính nhường nhịn mạnh hơn tính cạnh tranh, còn ở Korea thì tính cạnh tranh mạnh hơn tính nhường nhịn. Đây là một đặc điểm văn hoá rất quan trọng, giúp cho Hàn Quốc mau chóng trở thành một quốc gia đô thị và công nghiệp.

Tuy nhiên, dẫu sao thì trước thời kỳ công nghiệp hóa và đô thị hoá, trong xã hội Hàn Quốc sự cạnh tranh hãy còn chưa mạnh, phổ biến vẫn là sự hoà thuận và giúp đỡ lẫn nhau, nhưng từ sau khi bước vào công nghiệp hóa và đô thị hoá, người Hàn đã dần dần thay đổi, xuất hiện sự so sánh và cạnh tranh mạnh mẽ với nhau. Ngay Chính phủ Hàn Quốc cũng coi việc “tăng cường khả năng cạnh tranh” trên thế giới là một trong những mục tiêu để phát triển vì đất nước Hàn Quốc vừa nhỏ hẹp, vừa thiếu tài nguyên thiên nhiên, nhưng dân số lại nhiều, vì vậy, tiềm lực con ngươi là quý báu.
Kết quả là ở Hàn Quốc, cuộc cạnh tranh chạy theo điểm số thành tích và bằng danh dự, công việc và sự thăng tiến, nền tảng kinh doanh và thế lực chính trị, v.v. trở thành cuộc cạnh tranh suốt đời và là một chủ đề nổi bật ở các đô thị hiện đại Hàn Quốc. Phần thưởng cho sự cạnh tranh là kinh tế tốt, nhà ở tốt, nghề nghiệp tốt, hôn nhân tốt. Thái độ cạnh tranh phổ biến đó đã mang đến những thay đổi giật mình trong tính cách bên ngoài của người Hàn. Họ trở thành nổi tiếng như một trong những dân tộc có tinh thần làm việc chăm chỉ và hiệu quả nhất trên thế giới.
Từ lười nhác đến cần cù, từ lề mề đến khẩn trương – đó cũng là những cặp biểu hiện của tính nước đôi vừa âm tính vừa dương tính.

4. Lối làm việc cần cù và khẩn trương với Lối làm việc chừng mực

Trong các nền văn hoá nông nghiệp, người nông dân rất cần cù khi vào vụ, nhưng lại tỏ ra lười nhác lúc nông nhàn. Người Hàn hay người Việt Nam cũng đều không ra khỏi quy luật này.
Nhưng người Hàn nay thì đã khác hẳn. Trải qua quá trình công nghiệp hóa, từ nông dân trở thành công nhân, người Hàn không còn chậm rãi, ung dung, và nhàn nhã như người Việt. Những người quan sát nước ngoài thường mô tả những công nhân Hàn là những con người cần cù, tự nguyện cống hiến, trung thành và đáng tin cậy.

Tinh thần lao động cần cù, chăm chỉ của người công nhân Hàn vào bậc nhất thế giới. Từ khi tiến hành công nghiệp hóa, dấn thân vào nền kinh tế tốc độ, người Hàn lúc nào cũng cảm thấy thiếu thời gian, cho nên thường có tác phong làm việc rất khẩn trương. Dù làm việc gì, họ lúc nào cũng gấp gấp, nhanh nhanh (“ppali ppali” 빨리 빨리). Ở Hàn Quốc, đập vào mắt là hình ảnh người Hàn luôn vội vã, tất bật. Cuối cùng, họ cũng đã giải phóng được khỏi sự trì trệ hàng bao thế kỷ, dường như giờ đây họ đang vội vã để bù lại cho thời gian đã mất.

Trong những năm qua, họ làm việc 10 giờ trong một ngày và 6 ngày trong một tuần ở những toà nhà kín trong thành phố và những khu công nghiệp trải dài ở ngoại ô. Trung bình một người Hàn Quốc làm việc tổng cộng 2.833 giờ trong một năm, nhiều hơn gần 1,3 lần so với người Nhật và gần 1,5 lần so với người Mỹ, trong khi số ngày nghỉ của họ lại thấp nhất – chỉ bằng một nửa số ngày nghỉ của người Nhật và bằng ¼ số ngày nghỉ của người Mỹ.

Số giờ làm việc và ngày nghỉ trong năm của công nhân một số nước vào những năm 80 (Nguồn: Japanese Ministry of Labour 1986, dẫn theo Kim Jae Un 1991: 144).
Số giờ làm việc và ngày nghỉ trong năm của công nhân một số nước vào những năm 80 (Nguồn: Japanese Ministry of Labour 1986, dẫn theo Kim Jae Un 1991: 144).

Hiện nay Hàn Quốc đang chuyển sang chế độ làm việc 5 ngày (với 40 giờ) trong một tuần (5일제근무 시행) theo Luật lao động ban hành ngày 29 tháng 8 năm 2003. Tuy nhiên, người Hàn Quốc không vội vàng trong việc chuyển đổi theo luật này. Họ chủ trương thực hiện một cách từ từ, tiến hành làm nhiều bước, kéo dài trong suốt bốn năm, từ năm 2004 đến 2007.
Sở dĩ người Hàn cần mẫn và khẩn trương như vậy vì họ coi công việc là trọng điểm, còn mọi thứ khác chỉ là thứ yếu. Người Hàn tính lương không theo thời gian làm việc mà là tính theo khối lượng công việc đã hoàn thành. Công việc đối với người Hàn là cái gì đó không bao giờ ngừng nghỉ.
Nguồn: vanhoahoc.edu.vn

Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

Làm thẻ visa Hàn Quốc sau 2 ngày đăng ký

Đất nước láng giềng Hàn Quốc vừa cam kết cấp Visa cho người Việt Nam chúng ta chỉ sau 2 ngày kể từ khi đăng ký, đặc biệt khi du lịch đến xứ Kim Chi du khách không cần khai báo nhập cảnh.


“Hội thảo giới thiệu Chính sách visa và Du lịch Khen thưởng Hàn Quốc 2014,” tại Hà Nội hôm 27/8 đã công bố chính sách mới cho các doanh nghiệp và khách du lịch theo đoàn. Theo đó, từ tháng 7/2014, Hàn Quốc triển khai chính sách mới tăng Visa theo đoàn và tăng Visa đi nhiều lần cho khách du lịch Việt Nam.

Những người được hưởng bao gồm Visa du lịch khen thưởng, Visa du lịch học tập dã ngoại, Visa du lịch y tế. Các ưu đãi chính gồm có giảm lệ phí cấp Visa, đơn giản hóa hồ sơ, giảm thời gian cấp Visa.

Đối với doanh nghiệp sẽ không cần nộp giấy xác nhận số dư ngân hàng, hợp đồng lao động (trường hợp doanh nghiệp chưa được đăng ký trên sàn giao dịch chứng khoán thì phải nộp giấy xác nhận số dư). Đặc biệt, mức lệ phí visa đi theo đoàn chỉ 15 USD/người.

Thời gian cấp Visa được đại diện Tổng cục Du lịch Hàn Quốc (KTO) cam kết cấp sau 2 ngày kể từ khi đăng ký, đặc biệt lúc đặt chân đến xứ Kim Chi du khách không cần khai báo nhập cảnh. Về chế độ cho công ty du lịch trọn gói sẽ tạo ưu đãi thông qua xem xét các điều kiện về thành tích phục vụ khách du lịch, tỷ lệ phát sinh người lưu trú bất hợp pháp, tính lành mạnh của doanh nghiệp. Việc này sẽ tạo điều kiện cho khách du lịch Việt Nam có thể thăm Hàn Quốc bằng thủ tục được đơn giản hơn.



Theo số liệu thống kê của Phòng lãnh sự – Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, tổng số Visa du lịch ngắn hạn đã cấp trong 6 tháng đầu năm nay cho du khách Việt Nam là hơn 9.000, tăng gần gấp đôi so với con số 4.646 của năm ngoái.

Với việc cấp Visa theo đoàn, ngoài các thủ tục như đã quy định, các đoàn đi du lịch Hàn Quốc có thể xin Visa thông qua công ty du lịch do Đại sứ quán chỉ định, người đại diện đi xin Visa phải nhập cảnh cùng đoàn, đoàn phải xuất cảnh cùng ngày và cùng chuyến bay. Nếu trong đoàn có người bỏ trốn thì tùy vào số người bỏ trốn mà đoàn sẽ bị ngừng cấp Visa theo từng khoảng thời gian khác nhau.


Người bỏ trốn sẽ bị ngừng cấp từ 1 đến 6 tháng. Nếu trên 20% khách cấp Visa bỏ trốn, doanh nghiệp du lịch sẽ bị hủy việc xin Visa cho du khách. Visa đi nhiều lần sẽ được cấp cho các đối tượng có nhân thân tốt theo tiêu chuẩn phía Hàn Quốc đặt ra với các thời hạn 1 cho đến 5 năm.

Theo số liệu thống kê của KTO, số lượng khách du lịch Việt đến Hàn Quốc đang ngày một tăng, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2011 đạt gần 107.000 lượt, năm 2013 trên 114.00 và 7 tháng đầu năm 2014 đạt 83.000 lượt, tăng 23,4% so với thời điểm này năm trước. Có thể nói, đây là một trong những hoạt động nằm trong chiến lược hàng đầu đạt mục tiêu 20 triệu lượt khách đến Hàn Quốc.

Nguồn: Theo Zing news

Thứ Bảy, 1 tháng 11, 2014

Thảo dược Nấm linh chi ở Hàn Quốc

Nấm linh chi là một loại thảo dược rất nổi tiếng tại Hàn Quốc, tên khoa học là Ganoderma lucidum, thuộc họ Nấm lim (Ganodermataceae). Nấm linh chi còn có những tên khác như Tiên thảo, Nấm trường thọ, Vạn niên nhung. …
                                       

1. Nấm Linh Chi Hàn Quốc
                                       
Trong “Bản thảo cương mục” coi Linh chi là loại thuốc quý, có tác dụng bảo can (bảo vệ gan), giải độc, cường tâm, kiện nảo (bổ óc), tiêu đờm, lợi niệu, ích vị (bổ dạ dày); gần đây các nhà khoa học Trung Quốc và Nhật phát hiện nấm linh chi còn có tác dụng phòng và chống ung thư, chống lão hóa làm tăng tuổi thọ. Theo y học cổ truyền, nấm linh chi có vị nhạt, tính ấm, có tác dụng tư bổ cường tráng, bổ can chí, an thần, tăng trí nhớ….

Ngày nay người ta biết trong nấm Linh chi có germanium giúp tế bào hấp thụ oxy tốt hơn; polysaccharit làm tăng sự miễn dịch trong cơ thể, làm mạnh gan, diệt tế bào ung thư; acid ganodermic chống dị ứng, chống viêm.

2. Tác dụng của nấm Linh chi Hàn Quốc

Bổ trợ tốt cho gan.
Phòng chống sự lão hoá và sự suy nhược cơ thể.
Phòng ngừa và ngăn chặn các tế bào ung thư, kìm hãm sự tăng trưởng của tế bào ung thư.
Chống suy nhược thần kinh, chống stress, thúc đẩy và tăng cường tuần hoàn máu
Làm ổn định huyết áp cho người cao huyết áp
Làm da dẻ hồng hào chống các bênh ngoài da như dị ứng…
Tăng cường khả năng miễn dịch giúp cơ thể luôn tươi trẻ và tăng tuổi thọ.
Thúc đẩy và cân bằng bộ máy tiêu hoá.

3. Các loại nấm Linh chi Hàn Quốc và công dụng của nó

Tử chi (tím đỏ) bảo thần, làm cứng gân cốt, ích tinh, da tươi đẹp.
Thanh chi (xanh) vị toan bình. Giúp cho sáng mắt, giúp cho an thần, bổ can khí, nhân thứ, dùng lâu sẽ thấy thân thể nhẹ nhàng và thoải mái.
Xích chi hoặc Hồng chi (đỏ), có vị đắng, ích tâm khí, chủ vị, tăng trí tuệ.
Hắc chi (đen) ích thận khí, khiến cho đầu óc sản khoái và tinh tường.
Bạch chi (trắng) ích phế khí, làm trí nhớ dai.
Hoàng chi (vàng) ích tì khí, trung hòa, an thần.
                                                                                                                    Nguồn: dulichhanquoc.travel

Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Văn hóa dùng đũa của người Hàn Quốc

Trong văn hóa ẩm thực phương Đông, đôi đũa không chỉ là vật được sử dụng trong truyền thống ăn uống mà còn trở thành nét đẹp riêng có của vùng. Theo quan niệm Á Đông, dao, dĩa có liên quan đến bạo lực và binh đao, thể hiện sự độc ác, chết chóc nên người dân kiêng không dùng trong bữa ăn. Tuy nhiên, ở những nước này, các món ăn thường được chế biến thành những miếng nhỏ vừa miệng, thích hợp với dùng đũa và không cần đến dao để cắt thức ăn.
Chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc – nơi được coi là khởi nguồn của đôi đũa- các nước Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc chủ yếu sử dụng đũa làm công cụ gắp trong các bữa ăn hàng ngày. Dù vậy nhưng ở mỗi nước đều có phong tục  và văn hóa dùng đũa mang nét đặc trưng riêng. Xa xưa đũa được làm từ ngà voi, ngày nay cùng với sự phát triển và tiện lợi của cuộc sống đôi đũa cũng được làm đa dạng chất liệu như tre, gỗ, sừng, sắt…..

Đũa theo thời gian ngày càng đa dạng trong kiểu dáng và chất liệu
So với người Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản thì Người Hàn lại “chuộng” dùng đũa bằng kim loại như nhôm hoặc inốc, họ không thích dùng đũa bằng tre, gỗ như người Hoa, người Việt và người Nhật vì nó nhẹ quá. Họ dùng muỗng để ăn cơm và dùng đũa để gắp thức ăn.
Bàn về văn hoá dùng đũa để thấy rằng không chỉ đơn thuần là việc ăn sao cho ngon, nấu món ăn sao cho hợp khẩu vị mà còn tìm hiểu cái yếu tố làm tăng giá trị của nền ẩm thực Á đông. Nhưng dù dùng bằng đũa làm bằng gì thì nó cũng luôn là đặc trưng đáng chú ý và độc đáo trong văn hóa dùng đũa của người Á Đông.

Người Hàn Quốc thích dùng đũa inox hơn
Bên cạnh văn hóa dùng đũa như thế nào thì hiện nay có nhiều loại đũa được bán trên thị trường,chọn loại đũa nào tốt nhất cho sức khỏe và dùng đũa thế nào mới đúng là điều bạn cần phải quan tâm
Hạn chế sử dụng đũa dùng 1 lần
Không dùng đũa kim loại hoặc đũa nhựa để nấu hoặc ăn đồ ăn nóng
Đũa tre, đũa gỗ nên được rửa sạch phơi khô rồi mới để vào nơi quy định
Nếu dùng đũa gỗ nên chọn loại gỗ tự nhiên, không sơn hoặc trang trí màu sắc
Nên thay đũa ăn khi đầu đũa đổi màu, ăn mòn hoặc oxi hóa.


Nguồn: Tổng hợp Internet

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

Một số mẹo nhỏ giúp bạn chụp ảnh đẹp khi du lịch

1. Luôn mang theo một chiếc khăn. Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng bạn sẽ không thể biết được khi nào thì mình cần tới nó, cho dù là ở bãi biển, trong lúc đi dã ngoại, hay là trong phòng trọ nơi bạn nghỉ ngơi…


2. Mua một ba lô/va li nhỏ. Nó sẽ giúp bạn tránh được việc mang quá nhiều thứ trong chuyến du lịch của mình và chỉ tập trung vào những thứ cần thiết. Chọn ba lô/va li phù hợp giúp bạn có một chuyến đi như ý muốn.
3. Hành lý gọn nhẹ. Bạn có thể chỉ cần mặc một chiếc áo thun trong nhiều ngày liên tiếp mà không cần phải thay. Đơn giản, những chuyến du lịch không nhất thiết phải mang quá nhiều đồ.
4. Tuy nhiên, hãy chuẩn bị thêm vài đôi tất. Trong chuyến du lịch, những đôi tất bạn đi có thể giặt mà chưa kịp khô.
6. Hãy chắc chắn sử dụng thẻ ngân hàng không bị thu phí. Bởi bạn cần số tiền đó để chi vào những việc cần thiết hơn.
5. Mang theo nhiều thẻ ngân hàng và thẻ tín dụng. Bạn sẽ không biết lúc nào thì các sự cố sẽ xảy ra. Do đó, hãy luôn luôn “dự trữ” cho mình những vật dụng cần thiết, nhất là thẻ ngân hàng và thẻ tín dụng, phòng trường hợp thiên tai xảy ra hay trong trường hợp bạn bị cướp hoặc bị mất thẻ vẫn còn cái đề phòng thân.
7. Đi du lịch một mình ít nhất một lần. Bạn sẽ học được rất nhiều về bản thân mình cách làm thế nào để trở nên độc lập. Nghe có vẻ sáo rỗng, nhưng đó là sự thật. Du lịch solo sẽ dạy bạn cách làm thế nào để tự bảo vệ bản thân mình, nói chuyện với mọi người, và xử lý các tình huống xảy ra một cách dễ dàng.
8. Đừng ngại sử dụng bản đồ. Xem bản đồ khi du lịch có thể khiến bạn trở nên xa lạ với người dân địa phương, tuy nhiên đó là cách cơ bản nhất giúp bạn không bị lạc đường.
9. Đừng sợ đến những nơi xa lạ. Lang thang không mục đích qua một thành phố mới là một cách tốt để làm quen với nó. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên với những gì mà mình khám phá ra sau đó.
10. Hãy tìm đến các văn phòng du lịch địa phương. Họ biết tất cả mọi thứ đang diễn ra trong thị trấn/thành phố nơi bạn đang đến. Họ có thể gợi ý cho bạn những hoạt động giải trí miễn phí, các sự kiện đặc biệt xảy ra trong suốt thời gian du lịch của bạn. Sử dụng nguồn lực này cho chuyến đi của mình bạn nhé!
11. Chỉ mang theo số tiền cần thiết. Hạn chế mang theo tiền mặt quá nhiều, thay vào đó hãy mang theo thẻ ngân hàng các loại.
12. Luôn mang theo một… ổ khóa. Đừng cười, vì nó thật sự có ích đấy. Nhất là khi bạn ở trong một kí túc xá hay nhà trọ không có đầy đủ tiện nghi.
14. Nhìn cả hai phía khi băng qua đường. Đặc biệt là ở các quốc gia có lưu lượng giao thông phức tạp.
13. Hãy chuẩn bị thêm nhiều bản sao hộ chiếu và các giấy tờ quan trọng. Đừng quên gửi email cho chính bạn bản sao các loại giấy tờ cần thiết, để khi cần thì in ra và sử dụng.
15. Hãy hỏi thông tin cần thiết từ nhân viên lễ tân khách sạn, ngay cả khi bạn không ở đó. Họ biết cách để có những bữa ăn giá rẻ và các điểm đến hấp dẫn để vui chơi.
16. Tìm hiểu ngôn ngữ địa phương nơi bạn đến. Người dân địa phương sẽ đánh giá cao khi bạn nói ‘ngôn ngữ’ của họ và điều này sẽ làm cho chuyến đi của bạn dẽ dàng hơn.

17. Nhưng hãy xấu hổ nếu bạn đi vào McDonalds. Điều này là hết sức nghiêm túc. Vì thức ăn ở đó không lành mạnh với bạn lắm đâu.
18. Khi nhận phòng khách sạn, đừng ngại yêu cầu. Các khách sạn đa phần rất linh hoạt, thậm chí trong trường hợp cấp bách có thể đổi cả phòng cho bạn!
19. Đọc một cuốn sách lịch sử về điểm đến du lịch! Bạn không thể hiểu được vị trí hiện tại nơi bạn đang đứng nếu bạn không biết gì về quá khứ của nó.
20. Đừng xấu hổ khi bước vào một quán cà phê Starbucks.
21. Hãy đến các thư viện, quán cà phê (hầu hết các quán cà phê có Wi-Fi miễn phí) nếu bạn đang ở một nơi nào đó và có nhu cầu cần kết nối với mọi người.

22. Giờ ăn trưa là thời gian tốt nhất để ghé thăm các di tích lịch sử. Đó là thời điểm ít du khách tham quan nhất.
23. Đừng nên ăn uống trong một khu vực có quá nhiều khách du lịch.
24. Người dân địa phương thường không ra ngoài ăn tối mỗi đêm và bạn cũng nên như vậy. Hãy đi mua sắm, và bạn có thể học hỏi được rất nhiều về chế độ ăn uống của người dân địa phương bằng cách nhìn thấy các loại thực phẩm mà họ mua.
25. Thử ăn trưa tại các nhà hàng đắt tiền. Thông thường các nhà hàng sẽ cung cấp bữa ăn trưa đặc biệt (có cùng thực đơn như bữa ăn tối) nhưng chỉ với một nửa giá.
26. Chuẩn bị một chiếc đèn pin. Nó sẽ giúp bạn nhìn thấy đường vào ban đêm, nơi không có đèn đường.
27. Mang theo một bộ dụng cụ sơ cấp cứu cơ bản. Tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, vì vậy hãy chuẩn bị sẵn sàng. Tốt nhất nên chuẩn bị sẵn các loại thuốc/kem kháng khuẩn và thuốc mỡ để bôi trên các vết cắt và trầy xước…
28. Chọn ở trong ký túc xá. Giá ở ký túc xá thường rẻ hơn khách sạn và bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc với rất nhiều người.
29. Hãy cởi mở với người lạ. Không phải ai cũng khó khăn, nhưng cũng không phải ai cũng dễ dàng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể kết bạn với một số người.
30. Bên cạnh đó, hãy biết cách tự bảo vệ mình. Một số người sẽ gây khó dễ với bạn, do đó hãy biết khi nào thì nên nghi ngờ người khác.
31. Hãy mạnh dạn thử các món ăn mới. Đừng quan trọng nó là gì. Bạn chỉ cần thử và quyết định ăn nếu như bạn thích. Nếu bạn không thử, bạn có thể sẽ bỏ lỡ một số món ăn địa phương tuyệt ngon.

33. Tham gia các tour đi bộ miễn phí
 sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn toàn cảnh về thành phố bạn đang du lịch.32. Tránh đi taxi. Nhiều khi bạn sẽ phải ngã ngửa với giá cả của loại phương tiện này.
34. Chụp ảnh hành lý và đồ dùng của bạn. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm lại nếu hành lý chẳng may bị mất.
35. Trang bị một đôi giày tốt. Bạn sẽ phải đi bộ rất nhiều trong thời gian bạn đi du lịch. Do đó hãy trang bị cho mình một đôi giày tốt, và nó sẽ đưa bạn đến những nơi tuyệt vời.
36. Hãy tiêm phòng những căn bệnh cơ bản. Bởi vì trở thành nạn nhân một căn bệnh ở nước ngoài không phải là điều hay.
37. Tìm hiểu để biết cách mặc cả. Mặc cả là một niềm vui, thậm chí đó còn là cả một nghệ thuật đàm phán.
38. Mang theo áo khoác. Vì đêm xuống trời thường rất lạnh.
39. Ăn thức ăn đường phố. Nếu bạn bỏ qua những món ăn đường phố, bạn rất có thể sẽ bỏ lỡ cả một nền văn hóa. Đừng sợ hãi. Nếu bạn lo lắng, bạn có thể tìm đến những nơi mà trẻ em đang ăn. Nếu chúng được an toàn, thì bạn cũng sẽ an toàn.
40. Mua bảo hiểm du lịch. Bảo hiểm du lịch là thứ mà bạn nhất định nên mua mặc dù bạn sẽ không bao giờ muốn sử dụng nó. Nhất là bảo hiểm du lịch có thể hỗ trợ liên quan đến cấp cứu y tế, tổn thất về tài sản và thậm chí là cả tính mạng khi bạn đang trong kỳ nghỉ.
41. Hãy kiên nhẫn. Du lịch là cuộc hành trình, không phải là đích đến. Do đó, hãy biết kiên nhẫn.
42. Hãy tôn trọng tất cả mọi người. Người dân địa phương sẵn sàng giúp đỡ bạn trong suốt chuyến đi, nhưng có thể bạn sẽ gặp những rắc rối về rào cản ngôn ngữ. Vì vậy, hãy biết kiềm chế bản thân và tôn trọng những người giúp đỡ mình.
43. Đừng lên kế hoạch cho chuyến đi của bạn. Hãy để chuyến du lịch của bạn diễn ra một cách tự nhiên.

44. Mang theo một cái nút tai. Bạn có thể sẽ cần dùng đến nó khi muốn có một giấc ngủ yên tĩnh trên tàu, xe.
45. Khi đặt mua vé máy bay trên mạng hãy dùng chế độ ẩn danh. Việc này sẽ giúp cho hãng bay không nắm được thông tin của bạn, gây phiền toái cho sau này.
46. Chuẩn bị sạc dự phòng, phòng trường hợp điện thoại hay máy ảnh hết pin.
47. Thư giãn trong suốt thời gian du lịch.
48. Chụp ảnh với tất cả những người bạn gặp trên đường. Vì sau chuyến đi, rất có thể bạn sẽ nhớ họ.
49. Biết cách chi tiêu hợp lý những cũng đừng nên quá keo kiệt. Bạn có thể xếp hàng săn đồ giảm giá nhưng không nên đi bộ hàng chục cây số chỉ để tiết kiệm vài đô la. Hãy tỏ ra là một người du lịch thông thái.
50. Cuối cùng là bỏ túi thêm lọ kem chống nắng để bảo vệ làn da trong suốt hành trình của bạn.
Nguồn: Theo Nomadicmatt

Chia sẻ

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites